Lịch sử Vi khuẩn kháng kháng sinh và Quan điểm Một Sức Khỏe
Theo Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, Bộ Y tế, ở Việt Nam, phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4 % (thành thị) và 18,7% (nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.
Thực trạng KKS ngày càng nghiêm trọng và trở thành một vấn nạn toàn cầu. Tất nhiên, đây không phải lần đầu KKS được đề cập nhưng những số liệu kể trên đã chạm đỉnh báo động mà nếu không chịu nhìn nhận và thay đổi, nhân loại nói chung và người Việt nói riêng sẽ đối mặt với nhiều hiểm họa khó lường.
Cũng theo WHO, nếu không kiểm soát, số lượng bệnh nhân tử vong do KKS sẽ tăng từ 700.000 người mỗi năm lên đến hàng chục triệu người vào năm 2050. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi thực tế, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Đến lúc đó, các bệnh thông thường như ho, cảm cúm hay chỉ một vết cắt cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, một viễn cảnh chắc chắn không ai dám tưởng tượng đến.
Ngoài ra, một điều đáng đề cập hơn cả là tình trạng KKS ở trẻ nhỏ do phụ huynh tự ý chẩn đoán và điều trị cho con. Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến trẻ có vi khuẩn kháng thuốc, dẫn đến quá trình điều trị bị kéo dài, ảnh hưởng sức khoẻ…
Trên thực tế, nguy hiểm tiềm tàng do Vi khuẩn kháng kháng sinh (VKKKS) đã được nêu ra vào những năm 1980 và Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã kêu gọi sử dụng kháng sinh đúng cách từ năm 1995. Tuy thế, nó chưa được xem là vấn đề cấp thiết vào thời kỳ đó.
Nhìn về Việt Nam, tình hình không mấy khả quan vì WHO đã liệt Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ KKS cao nhất thế giới. Tỉ lệ kháng các loại kháng sinh thuộc nhóm Carbapenem đã tăng tới 50% trong khi tỉ lệ kháng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 đã tăng lên hơn 60% trong cả nước. Chi phí thuốc kháng sinh chiếm phần lớn tổng chi thuốc (gần 30%) và có chiều hướng gia tăng. Đáng lo ngại hơn, mặc dù Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động liên quan tới KKS (2013-2020), mức sử dụng kháng sinh trong giai đoạn 2009-2015 lại tăng gần 3 lần so với giai đoạn 2005-2009.
Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra thông điệp “Hôm nay không hành động, ngày mai hết cứu chữa” và kêu gọi phản ứng ở mức độ toàn cầu. Quan điểm “Một Sức Khỏe” (One Health) rất được chú trọng trong Phương án hành động toàn cầu của WHO, nhìn nhận rằng các quốc gia đều có đối sách riêng nhưng nhìn chung, sự phối hợp của nhiều ban ngành, đặc biệt là nhận thức của toàn cộng đồng luôn được xem là yếu tố sống còn.
Theo báo cáo toàn cầu của WHO, nếu không hành động, số người chết do KKS năm 2050 sẽ là 10 triệu người, nhiều hơn cả số tử vong vì ung thư hay các bệnh khác
Từ thực trạng của Việt Nam đến bài học đối phó KKS của Nhật Bản
Với kinh nghiệm công tác nhiều năm tại Nhật Bản, Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Nguyên Quý (Khoa Nội khoa – Ung thư, BV Đại học Kyoto) đã chia sẻ quan sát thực tế về nỗ lực vượt qua KKS trong y tế và cộng đồng ở đất nước này, đối chiếu với thực trạng tại Việt Nam.
TS.BS Phạm Nguyên Quý (Khoa Nội khoa-Ung thư, BV Đại học Kyoto, Nhật Bản)
Theo thống kê năm 2013, lượng thuốc kháng sinh sử dụng cho người trong 1 ngày tại Nhật Bản là 15.8 DDD/1000 người, thuộc nhóm thấp trong các nước tiên tiến. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng Fluoroquinolones, Macrolides và Cephalosphorin đường uống đang chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, tỉ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và phế cầu kháng penicillin là khá cao (48% và 51%) trong nhóm nước nói trên.
Để cải thiện tình hình, Nhật Bản đã lập kế hoạch hành động nhằm cải thiện nhận thức cộng đồng, xúc tiến đào tạo đội ngũ chuyên môn, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong y tế và sản xuất, thúc đẩy hợp tác quốc tế đối phó KKS…
Từ năm 2000, một cơ quan chuyên trách về khảo sát và đối phó với nhiễm khuẩn bệnh viện (JANIS) đã ra đời nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn sớm những ca nhiễm trùng bệnh viện trong toàn Nhật Bản. Với chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn hợp lý, tỉ lệ phân lập MRSA đã giảm từ 58.7% năm 2009 xuống còn 49.1% năm 2014. Biến chứng nhiễm trùng sau mổ do MRSA cũng đã trở nên hiếm. Nhờ nhiều giải pháp ở mức cá nhân, mức cộng đồng lẫn thay đổi trong hệ thống quản lý, tình trạng KKS ở Nhật Bản có cải thiện rõ rệt so với 10 năm trước.
Theo số liệu WHO ở Nhật tỉ lệ Kháng kháng sinh vào diện thấp nhất bởi vì họ đã có cơ chế chính sách này được áp dụng trong ngành y tế một cách triệt để.
Điểm qua các điểm chính như bài học từ Nhật Bản để đối phó KKS
1. Kiểm soát việc mua bán thuốc kháng sinh chặt chẽ
Ở Nhật Bản, người dân chỉ được mua kháng sinh khi có toa thuốc của bác sĩ, được cấp từ các cơ sở y tế chính thống. Việc kê toa của các bác sĩ cũng bị kiểm soát khá nghiêm ngặt; tình trạng kê thuốc nhận hoa hồng từ hãng dược cũng đã được xóa bỏ triệt để.
2. Xây dựng hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh đúng cách và phổ biến toàn quốc
Ở Nhật Bản, các Hiệp hội chuyên môn cùng Bộ Y tế đã xây dựng những hướng dẫn liên quan tới việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách. Có nhiều hình thức giảng dạy cho bác sĩ và nhân viên y tế, bao gồm cả giờ giảng online để các bác sĩ hiểu đúng chỉ định của thuốc kháng sinh.
3. Cố gắng thực thi việc báo cáo, khoanh vùng và hồi cứu ca nhiễm KKS
Các bác sĩ Nhật Bản thực hiện rất tốt việc báo cáo với cơ quan quản lý y tế cấp tỉnh/thành phố khi chẩn đoán ra những ca bệnh có khả năng lây truyền cao hoặc có nhiễm KKS. Vì bệnh nhân có thể tự ý di chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, việc báo cáo như vậy có thể giúp ích cho việc khoanh vùng, hồi cứu nơi phát bệnh để can thiệp.
4. Xây dựng hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hiệu quả
Nhiều bệnh viện Nhật Bản có Ban kiểm soát nhiễm khuẩn (ICT) với các bác sĩ, y tá, dược sĩ và kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm. Ban này sẽ tham gia tìm hiểu ca bệnh và tư vấn về cách chọn thuốc, liều lượng cũng như thời gian điều trị thích hợp cho các bác sĩ điều trị, đồng thời “đóng chốt” ở các khoa phòng để theo dõi công tác phòng ngừa lây lan.
5. Giải quyết triệt để bài toán vệ sinh trong bệnh viện
Vì trong cộng đồng bao giờ cũng có những nhóm người có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn triệt để sự lây lan VKKKS đến những đối tượng này là cực kỳ quan trọng trong quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Việc này thường được tiến hành thông qua giảm thiểu tình trạng nằm ghép chung giường, xài chung đồ dùng cá nhân hay dụng cụ y tế giữa các bệnh nhân, thường xuyên làm sạch nơi công cộng với chất sát khuẩn phù hợp...
6. Khuyến khích nhân viên y tế rửa tay
Song song với việc mang các dụng cụ phòng tránh nhiễm khuẩn như găng tay, tạp dề, khẩu trang y tế phù hợp, việc nhân viên y tế rửa tay đúng cách, đúng thời điểm theo khuyến cáo của WHO cũng đã góp phần giảm thiểu việc mang vi khuẩn từ nơi này sang nơi khác. Nhân viên y tế Nhật Bản đã thường xuyên rửa tay hơn so với ngày xưa, do các dung dịch rửa tay tiện lợi được bố trí phù hợp hơn, và cũng nhờ bệnh viện đã tổ chức nhiều giờ giảng về chăm sóc da tay, mua nhiều dung dịch khử trùng ít gây khô và đau rát tay. Rửa tay giữ gìn vệ sinh không chỉ giúp bảo vệ bệnh nhân mà còn bảo vệ nhân viên y tế và cả người thân của họ khỏi các chủng vi khuẩn độc hại.
Khuyến cáo của WHO về 5 thời điểm nhân viên y tế cần rửa tay.
7. Giáo dục và truyền thông về phòng bệnh cho cộng đồng
Nhật Bản tích cực sử dụng nhiều kênh truyền thông giúp giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, bao gồm cả những vấn đề về bệnh truyền nhiễm, dùng kháng sinh đúng cách, hay các thói quen tốt để ngừa nhiễm khuẩn như rửa tay và tắm với xà phòng diệt khuẩn…
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác truyền thông "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy sẽ đồng hành đem đến các chương trình tích hợp nhiều kiến thức bổ ích để nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân trong cộng đồng.
Áp dụng công nghệ ion bạc, xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn hiệu quả gấp 10 lần so với xà phòng thông thường, nhờ đó phòng tránh được dịch bệnh, ngăn ngừa nguy cơ kháng kháng sinh cho cả gia đình.